Lễ Ooc-Om-Bok Và Hội Đua Ghe Ngo

28/11/2020 29/11/2020

Khán đài đua ghe Ngo, Trung tâm Văn hóa Triển lãm Hồ Nước Ngọt, Quảng trường Bạch Đằng, Công viên 30/4, Bảo tàng tỉnh, Trên sông Maspéro - Đoạn giữa cầu C247 (cầu Quay) và cầu 30/4 (cầu Cao),...

31238 0

Lễ hội tạ Thần Mặt Trăng: Lễ hội Oóc-om-bóc (tục gọi cúng trăng hay lễ đúc cốm dẹp) của người Khmer Nam Bộ được tổ chức vào giữa đêm rằm tháng 10 âm lịch hàng năm. Đây là dịp để bà con tạ ơn Thần Mặt trăng - vị thần lo việc thời tiết giúp bà con trồng trọt được mùa.

Oóc-om-bóc thật sự đông vui vì bao hàm luôn cả phần lễ và hội. Lễ là lễ cúng trăng, còn hội luôn gắn liền với cuộc đua ghe ngo, mà nay đã trở thành một giải truyền thống của Sóc Trăng. Oóc-om-bóc năm nay ở Sóc Trăng tổ chức trong hai ngày 7 và 8.11...

Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngoLễ Ooc-Om-Bok - Ảnh: Sưu tầm


Lễ cúng trăng được tổ chức đêm 14.10 âm lịch tại các gia đình, ngay khi trăng vừa lên. Một mâm sản vật (không thể thiếu cốm dẹp) được bày giữa sân. Gia chủ khấn nguyện cúng lên thần những sản vật của vụ mùa vừa qua. Sau khi cháy hết tuần hương, người già gọi trẻ con đến ngồi xếp bằng trước ban thờ. Cũng động tác chắp tay thành kính trước ban thờ Mặt Trăng, sau đó một cụ già dùng tay nhúm một ít cốm và lễ vật khác, đút vào mồm từng đứa trẻ, tay kia vỗ lưng và hỏi ước muốn của chúng năm nay là gì? Năm nào câu trả lời của các em suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn tin rằng năm đó mọi điều tốt lành sẽ đến với họ. Cuối cùng mọi người hạ cỗ cùng nhau hưởng lễ vật; trẻ nhỏ nô đùa, múa hát dưới trăng. Nếu có khách đến vào ngày này thì họ sẽ có quà bằng cốm dẹp.

Sau lễ cúng trăng, các gia đình đến chùa xem thả đèn gió, đèn Lôipratip (đèn nước-hoa đăng). Bầu trời rực sáng với những chùm đèn gió bay cao, trên sông lung linh đủ màu sắc của những ngọn nến được cắm trong những con thuyền hoặc bè nhỏ kết bằng cây chuối, trang trí giấy đủ màu sắc.

Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngoHội đua ghe ngo - Ảnh: Sưu tầm

Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước sẽ xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giữ lại sự bình yên trong phum, sóc. Nhiều hoạt động sân khấu truyền thống Khmer như đoàn Dù kê, Rô băm biểu diễn phục vụ khách hành hương chảy hội vào tối 14 này..
Vào đêm này, người ta đổ ra đường đông nghẹt, không chỉ có người Khmer, mà còn có đông đảo bà con người Hoa, người Kinh cùng vui chung. Chỗ này tổ chức đấu võ, kéo co, chỗ kia biểu diễn văn nghệ như hát Dù kê, hát, múa tập thể Romvông, Romxaravan, Lăm leo, A day... có khi kéo dài trắng đêm.

Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo

Du lịch Sóc Trăng - Ảnh: Sưu tầm

"Cái đinh" của lễ hội là đua ghe ngo được tổ chức vào ngày 15.10 âm lịch, mà trên 10 năm nay được tổ chức tại đoạn sông Sung Dinh. Ngay từ tối hôm trước, thị xã Sóc Trăng đã chật ních người từ các nơi đổ về. Ước tính, hàng năm có trên 500.000 người về đây xem hội đua. Trên hai khán đài ở đích đến, không thể thiếu dàn nhạc ngũ âm. Tiếng trống, tiếng cồng... hoà với tiếng hô - hụi của các đội đua tạo thành không khí hào hứng, sôi nổi.
Một chiếc ghe ngo dài khoảng trên 30m, chứa từ 52 đến 58 tay bơi. Mũi và đuôi ghe ngo cong vút tạc hình rắn thần Naga, thân ghe chạm hoa văn hình kỷ hà và được sơn màu sặc sỡ. 

Ngồi mũi ghe là một vị lão làng cầm chịch, giữa ghe là một vị giữ nhịp bằng cồng hoặc bằng còi. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ. Để được ngồi mũi, ngoài kinh nghiệm về bơi đua, còn phải là "Mạnh Thường Quân" đã có nhiều đóng góp về tài vật cho đội ghe.

 

Lễ Ooc-Om-Bok và hội đua ghe ngo

Khám phá Sóc Trăng - Ảnh: Sưu tầm

Bản đồ

Lịch trình mẫu