MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ GIẢI PHÁP KÍCH CẦU TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG

01/02/2023 780 0

VẤN ĐỀ THỨ NHẤT: TẠI SAO SÓC TRĂNG PHẢI KÍCH CẦU DU LỊCH

     Kích cầu là một giải pháp ngắn hạn để tăng trưởng du lịch, phục vụ mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài. Kích cầu có 2 cách tiếp cận: tiếp cận từ lý thuyết và tiếp cận từ thực tiễn kinh doanh:

Tiếp cận lý thuyết: Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế. Biện pháp kích cầu cụ thể có thể là giảm thuế hoặc tăng chi tiêu hoặc cả hai. Kích cầu thường chỉ được dùng khi nền kinh tế lâm vào trì trệ hay suy thoái, đang cần vực dậy. Kích cầu đặc biệt hay được sử dụng khi nền kinh tế rơi vào trạng thái bẫy thanh khoản, là khi mà chính sách tiền tệ trở nên mất hiệu lực vì lãi suất đã quá thấp. Với một hội nghị mang tính triển khai thực tiễn hoạt động du lịch, cách tiếp cận này khó cản nhận và không được dùng đề bàn luận trong bài viết này.

Cách tiếp cận thực tế kinh doanh du lịch: Nói một cách đơn giản, kích cầu du lịch là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu của chính quyền để làm tăng tổng cầu du lịch, thường chỉ được dùng khi ngành du lịch suy thoái, đang cần vực dậy. Là tìm các giải pháp để tăng cường thu hút khách du lịch sử dụng sản phẩm của địa phương. Phác thảo mô hình kích cầu du lịch tỉnh Sóc Trăng như sau:

 

Trong Đề án chiến lược phát triển du lịch đến 2030, Mục tiêu của du lịch Sóc Trăng được xác định đến 2025, ngành du lịch sẽ hình thành được bộ sản phẩm cơ bản, trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của Tỉnh. Doanh thu và hiệu quả của ngành du lịch tăng nhanh và đóng góp ngày càng lớn vào RGDP của Tỉnh, tạo tiền đề để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Tầm nhìn đến 2035: Sóc Trăng sẽ trở thành một trung tâm du lịch văn hóa lễ hội của ĐBSCL với du lịch văn hóa tâm linh đặc sắc tại thành phố Sóc Trăng, với sự kết hợp văn hóa 3 dân tộc: Kinh, Khmer và Hoa; là một trung tâm du lịch sinh thái với điểm nhấn là đảo du lịch Cù Lao Dung.

Để đạt các mục tiêu và tầm nhìn trên, Sóc Trăng cần phát triển du lịch theo từng giai đoạn, có giải pháp phù hợp với tình hình và điều kiện của tỉnh.

Những năm 2020-2022, du lịch Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam đón 2,9 triệu khách quốc tế, giảm 81,9% so với cùng kỳ năm 2019. Chỉ có 3,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, bằng 70% so với chỉ tiêu. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 495.000 tỉ đồng, bằng 66% so với năm 2019.

Riêng Sóc Trăng, 6 tháng đầu năm 2022 thu hút được 1,268 triệu lượt khách du lịch, tăng 78% so với 2021, doanh thu đạt 675 tỷ đồng, tăng 144% so với cùng kỳ. Đó là dấu hiệu phục hồi nhưng còn khá chậm, đặc biệt là quy mô ngành du lịch của tỉnh còn quá nhỏ so với các tỉnh ĐBSCL (đứng thứ 10 trong 14 tỉnh thành). Trước tình hình đó, để đạt mục tiêu chiến lược, tỉnh cần có những quyết sách cấp thời, mạnh mẽ, trong đó kích cầu là một giải pháp đầu tiên cần triển khai.

 

VẤN ĐỀ THỨ HAI: GIẢI PHÁP KÍCH CẦU DU LỊCH TỈNH SÓC TRĂNG

Có bốn nhóm giải pháp kích cầu chính, gồm: 1) Kích cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch; 2) Kích cầu đầu tư du lịch; 3) Kích cầu qua đầu tư công; 4) Nhóm biện pháp hỗ trợ khác. Với những góc độ này, dưới đây là một số đề xuất giải pháp kích cầu du lịch phù hợp với Sóc Trăng:

< >Giải pháp kích cầu trong ngắn hạn (2023-2025)

Kích cầu sản phẩm du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Cồn Mỹ Phước (Ảnh tác giả)

< >Kích cầu sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội + văn hóa tâm linh + ẩm thực

Chùa Quan Âm Linh Ứng (Ảnh Nguyễn Lợi)

< >Kích cầu sản phẩm du lịch cộng đồng Chợ nổi Ngã Năm  Khai thác tài nguyên du lịch văn hóa về nguồn tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (huyện Mỹ Tú)Tổ chức kết nối du lịch đến các điểm du lịch khác Kết nối tour đến du lịch sinh thái biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề): Tu sửa, nâng cấp giao thông đến điểm du lịch. Tổ chức tuor trải nghiệm hệ sinh thái bần, trải nghiệm hoạt động cổ truyền các nghề đánh bắt thủy sản và hệ thống chừa chiền địa phương.Kết nối tour đến du lịch sinh thái biển An Thạnh Nam (Cù Lao Dung): Tổ chức các tour du lịch  hệ sinh thái biển, với Đảo Khỉ là điểm nhấn; tổ chức các tour trải nghiệm rừng ngập mặn; trải nghiệm các nghề đánh bắt thủy sản truyền thống gắn với thời kỳ lịch sử khai hoang ĐBSCL.Kết nối tour đến du lịch sinh thái biển Hồ Bể (thị xã Vĩnh Châu): tổ chức các tour trải nghiệm hệ sinh thái rừng bần, phục hồi sức khỏe; trải nghiệm các trò chơi truyền thống địa phương và các hoạt động thể thao biển; trải nghiệm các nghề đánh bắt thủy sản gắn với thời kỳ lịch sử nông nghiệp còn hoang sơ.Kết nối tour đến du lịch sinh thái sông nước miệt vườn tại xã An Thạnh I và An Thạnh Tây (Cù Lao Dung): Tổ chức tour để khách du lịch trải nghiệm sông nước miệt vườn; trải nghiệm đời sống của người nông dân với các nghề đánh bắt thủy sản truyền thống; thưởng lãm cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nông nghiệp.Kết nối tour đến du lịch cộng đồng Bưng Cốc (huyện Mỹ Tú): Phục hồi những hoạt động văn hóa, cộng đồng của đồng bào Khmer; các loại hình nghệ thuật Khmer; nghề truyền thống để kết nối tour - tuyến.Ngoài ra, trong ngắn hạn cần có các giải pháp tu bổ, nâng cấp các điểm du lịch như cồn Phong Nẫm (Kế Sách), Vườn Cò Tân Long (Ngã Năm) và vườn cò Sáu Xom (Mỹ Xuyên),… để kết nối tour - tuyến du lịch.

Các nhóm giải pháp

Doanh nghiệp và hộ kinh doanh DL

Sở VH-TT-DL

Chính quyền tỉnh

1) Kích cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch

  • Xây dựng chương trình kích cầu (phát triển thị trường)
  • Tái cấu trúc để tiết giảm chi phí
  • Chỉnh trang CSHT, làm mới sản phẩm
  •  Xây dựng chương trình kích cầu (trên cơ sở đề xuất của DN)
  • Hỗ trợ DN kết nối tour - tuyến
  • Truyền thông chương trình kích cầu 
  • Hình thành gói kích cầu sản phẩm du lịch để hỗ trợ DN  
  • Đầu tư chỉnh trang CSHT giao thông

2) Kích cầu đầu tư du lịch

  • Nghiên cứu các dự án đầu tư ngắn hạn
  • Đầu tư có chọn lọc, hiệu quả thiết thực
  • Tư vấn cho DN về thị trường
  • Tổng hợp nhu cầu của DN và tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ DN
  • Hỗ trợ các thủ tục pháp lý
  • Hình thành gói kích cầu đầu tư ngắn hạn cho DN với lãi xuất ưu đãi

3) Kích cầu qua đầu tư công

  • Hoàn thiện sản phẩm
  • Xây dựng chương trình kết nối tour du lịch
  • Tham mưu cho UBND về sử dụng đầu tư công tổ chức các hoạt động du lịch
  • Chi ngân sách cho các đối tượng cán bộ, học sinh,… theo chương trình du lịch nội tỉnh
  • Tăng cường sử dụng dịch vụ của DN du lịch trong tổ chức sự kiện

4) Nhóm biện pháp hỗ trợ khác

  • DN hỗ trợ các hộ gia đình tham gia phát triển sản phẩm và tour - tuyến
  • Đào tạo cán bộ cho DN,
  • Hỗ trợ quảng bá sản phẩm
  • Hình thành gói hỗ trợ đào tạo kích cầu

 

< >Giải pháp kích cầu trong dài hạn (2026-2030)Xây dựng công trình điểm nhấn du lịch của tỉnh Sóc Trăng Phát triển bộ sản phẩm chủ lực, đặc sắc, khác biệtPhát triển sản phẩm du lịch văn hóa lễ hội kết hợp với văn hóa tâm linh Xây dựng phố đêm Trần ĐềPhát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển Mỏ Ó (huyện Trần Đề)Xây dựng Cù Lao Dung thành đảo du lịch Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng Chợ nổi Ngã Năm  Xây dựng Cồn Mỹ Phước thành trung tâm du lịch sông nước miệt vườn khác biệtXây dựng Khu du lịch văn hóa về nguồn tại Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng (huyện Mỹ Tú)Hoàn thành khu du lịch Giếng tiên (Châu Thành)Xây dựng bảo tàng lúa ĐBSCL Ngoài các sản phẩm chủ lực trên đây, Sóc Trăng cũng cần phát triển và hoàn thiện các sản phẩm du lịch bổ sung như: du lịch cộng đồng Bưng Cốc (huyện Mỹ Tú), du lịch cộng đồng cồn Phong Nẫm (huyện Kế Sách), du lịch văn hóa cộng đồng trên địa bàn xã Phú Tân và xã Phú Tâm (huyện Châu Thành); du lịch du lịch sinh thái Vườn Cò Tân Long (TX Ngã Năm); khu du lịch sinh thái, tâm linh vườn cò Sáu Xom (Mỹ Xuyên), Khu du lịch sinh thái Hồ Bể (Vĩnh Châu). Sớm xây dựng thêm các điểm dừng chân tại Kế Sách, Trần Đề, Thạnh Trị.

 

          Với định hướng trên, giải pháp kích cầu giai đoạn 2026-2030 như sau:

Các nhóm giải pháp

Doanh nghiệp và hộ kinh doanh DL

Sở VH-TT-DL

Chính quyền tỉnh

1) Kích cầu tiêu dùng sản phẩm dịch vụ du lịch

  • Hoàn thiện sản phẩm dịch vụ hiện nay theo hướng khác biệt và hiện đại, ứng dụng mô hình du lịch thông minh
  • Tăng cường hoạt động marketing du lịch
  • Tổ chức các hoạt động  khuyến mãi du lịch 
  • Tham mưu cho UBND tỉnnh về chương trình phát triển sản phẩm thu hút khách du lịch
  • Hỗ trợ DN kết nối tour - tuyến
  • Triển khai các chương trình truyền thông quảng bá du lịch
  • Chủ trì chương trình xây dựng thương hiệu du lịch Sóc Trăng
  • Hình thành gói hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch chủ lực
  •  

2) Kích cầu đầu tư du lịch

  • Lựa chọn dự án du lịch mới theo định hướng của tỉnh để tham gia đầu tư
  • Liên kết để thực hiện dự án du lịch
  • Phát triển CSHT gắn với các dự án đầu tư công
  • Tư vấn cho DN về thị trường du lịch
  • Tổng hợp nhu cầu của DN và tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ DN
  • Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch
  • Thực hiện nguyên tắc: Thu hút nhà đầu tư lớn tạo sự đột phá
  • Hình thành gói hỗ trợ DN đầu tư sản phẩm du lịch chủ lực với lãi xuất ưu đãi
  • Tận dụng hiệu quả  các chương trình kích cầu của Chính phủ

3) Kích cầu qua đầu tư công

  • Hoàn thiện sản phẩm gắn với các dự án đầu tư công
  • Chủ động tham gia các chương trình đầu tư công
  • Tham mưu cho UBND về sử dụng đầu tư công kích cầu du lịch  
  • Xây dựng kế hoạch dài hạn chi ngân sách cho các đối tượng (cán bộ, học sinh,… ) du lịch nội tỉnh
  • Tăng cường sử dụng dịch vụ của DN du lịch trong tổ chức sự kiện
  • Tăng đầu tư phát triển giao thông kết nối các địa bàn du lịch

4) Nhóm biện pháp hỗ trợ khác

  • DN hỗ trợ các hộ gia đình tham gia phát triển sản phẩm và tour - tuyến
  • Đào tạo cán bộ cho DN,
  • Hỗ trợ quảng bá sản phẩm
  • Xây dựng kế hoạch ngân sách dài hạn hỗ trợ đào tạo cho DN

 

Để kích cầu đầu tư và tiêu dùng có hiệu quả cần chúng tôi xin kiến nghị như sau:

< >Với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh du lịch: Tập trung đầu tư vào các dự án sắp hoàn thành, đưa nhanh vào sử dụng các dự án có dung lượng và triển vọng thị trường du lịch tốt, các dự án góp phần trực tiếp duy trì và mở rộng năng lực sản phẩm dịch vụ du lịch cần thiết của doanh nghiệp. Tập trung ưu tiên các dự án có khả năng tạo được thị trường du lịch hiệu quả. Xây dựng kế hoạch – triển khai giảm giá dịch vụ, Tăng cường hoạt động marketing để quảng bá và tạo khả năng tiếp cận thuận lợi cho khách du lịch về các dịch vụ du lịch.Với sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch  Gấp rút hoàn thiện thử nghiệm và triển khai mô hình du lịch thông minh để tăng năng lực quảng bá và tạo khả năng tiếp cận thuận lợi cho khách du lịch về các dịch vụ du lịch của tỉnh.Tổ chức khóa đào tạo ‘Kích cầu’’ cho doanh nghiệp và hội kinh doanh du lịch Xây dựng – đề xuất UBND triển khai các chương trình kích cầu, có thể là:Ngày hội ẩm thực Sóc TrăngTuần lễ văn hóa nghệ thuật Khmer, Tuần lễ văn hóa cộng đồng dân tộc HoaTháng trải nghiệm đua ghe NgoVề với truyền thống cách mạng khu căn cứ Tỉnh ủyChương trình sông nước chợ nổi Ngã NămCác cuộc thi hàng năm về nghệ thuật ca múa nhạc KhmerV.v…Với UBND tỉnh Sóc Trăng  Triển khai đề án “Xây dựng thương hiệu du lịch Sóc Trăng”, coi đây như giải pháp căn cơ để thu hút khách du lịch cả trong ngắn hạn và dài hạn.Đầu tư trọng tâm để dứt điểm các dự án CSHT sắp hoàn thành, các dự án có dung lượng và triển vọng thị trường du lịch tốt, các dự án góp phần trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm dịch vụ du lịch. Tìm biện pháp tăng thu nhập cho cán bộ khối cơ quan nhà nước, Khuyến khích các định chế tài chính tăng cho vay tiêu dùng, đồng thời giãn, khoanh nợ và tăng hỗ trợ an sinh xã hội. Hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, người có thu nhập thấp, đồng bào dân tộc Khmer, các vùng núi khó khăn, thiên tai, bệnh dịch… Ban hành chủ trương đẩy mạnh hoạt động tìm về hiểu cội nguồn lịch sử cho các đối tượng học sinh, thanh niên, đoàn viên và cán bộ công chức.

Lê Cao Thanh

Related Post

Sample Plan